AN NINH QUỐC PHÒNG
Link truy cập đầy đủ nội dung Công điện: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Cong-dien-825-CD-TTg-2023-thuc-hien-chi-dao-tang-cuong-cong-tac-phong-chay-chua-chay-579392.aspx
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện triển khai chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tăng cường công tác PCCC. Tại Công điện, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tổng rà soát, kiểm tra PCCC đối với chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, nhà trọ… để đánh giá thực trạng, có giải pháp hạn chế cháy nổ trước 15/11. Lực lượng Công an toàn quốc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao để đánh giá thực trạng, có ngay các giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu tối đa thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra (hoàn thành việc tổng rà soát trước ngày 15/11/2023).
Để chuẩn bị các điều kiện hậu cần tốt nhất phục vụ Đợt tổng kiểm tra trên địa bàn quận, Công ạn quận Thanh Xuân trích dẫn tóm tắt các nội dung trọng tâm trong Công văn số 7530/CAHN-PC07 ngày 22/9/2023 của CAHN về việc thực hiện Điện mật số 80/ĐK:HT ngày 20/9/2023 của Bộ Công an. Tại Công văn số 7530/CAHN-PC07 có làm rõ việc triển khai Công điện 825/CĐ-TTg về việc kiểm tra đối với các cơ sở là loại hình các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao để đánh giá thực trạng, có ngay các giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ. Cụ thể:
- Việc kiểm tra, đánh giá về PCCC đối với cơ sở trên theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC tại thời điểm công trình được thẩm duyệt thiết kế về PCCC (đối với công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC), công trình được đưa vào hoạt động (đối với công trình không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC). Trong đó, lưu ý nghiên cứu, vận dụng việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn theo các nội dung đã được hướng dẫn tại Công văn số 1091/C07-P3,P4,P7 ngày 11/4/2023 của C07, tài liệu hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về PCCC cho các công trình, cơ sở hiện hữu (sau khi Bộ Xây dựng ban hành) để hướng dẫn khắc phục phù hợp với đặc điểm của nhà, công trình nhằm bảo đảm an toàn PCCC và CNCH trong quá trình hoạt động.
- Đối với các trường hợp đã được kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH định kỳ, đột xuất theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Kế hoạch số 273/KH-BCA-C07, thực hiện nắm tình hình việc duy trì các điều kiện an toàn PCCC và CNCH, khắc phục tồn tại, vi phạm để thống kê, báo cáo trong đợt tổng kiểm tra, rà soát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nội dung hướng dẫn kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH
1. Đối với cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC
1.1. Nhà chung cư (nhóm F1.3 theo QCVN 06), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao , lưu ý thực hiện kiểm tra đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và hướng dẫn của C07, cụ thể:
1.1.1. Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình theo quy định của Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
- Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH tại cơ sở; huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH cho thành viên Đội PCCC cơ sở định kỳ hằng năm (có kế hoạch và ghi nhận kết quả tổ chức thực hiện hằng năm theo quy định)
- Việc thành lập Đội PCCC cơ sở: (1) quyết định thành lập, phân công nhiệm vụ PCCC, CNCH cho thành viên đội PCCC cơ sở); (2) số lượng thành viên có bảo đảm so số người làm việc tại cơ sở không; có thay đổi so với quyết định không; (3) thành viên đội PCCC cơ sở đã được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH chưa (Chứng nhận huấn luyện, thời hạn của chứng nhận).
- Việc ban hành nội quy và quy định về PCCC và CNCH của cơ sở (quyết định của người đứng đầu cơ sở, nội quy PCCC đối với các khu vực). Nội dung chưa/đã phù hợp với từng hạng mục, khu vực có công năng khác nhau.
- Việc thực hiện tự kiểm tra an toàn PCCC và CNCH thường xuyên tại cơ sở (biên bản hoặc tài liệu thể hiện việc kiểm tra; báo cáo kết quả kiểm tra định kỳ 06 tháng của cơ sở);
- Việc bảo đảm nguồn kinh phí cho hoạt động PCCC hằng năm của cơ sở (văn bản, tài liệu thể hiện);
- Việc xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở (đã được phê duyệt chưa, bảo đảm các tình huống phức tạp nhất, đặc trưng, CNCH nếu có); thực tập phương án chữa cháy hằng năm (kế hoạch, báo cáo kết quả thực tập);
- Việc kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH theo quy định (có tài liệu thể hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện);
- Việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (Giấy chứng nhận bảo hiểm, còn thời hạn không; mua có đúng, đủ không).
1.1.2. Kiểm tra hồ sơ của cơ sở (nếu có)
- Thành phần hồ sơ chưa/đã bảo đảm đủ thành phần theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 149/2020/TT-BCA và Điều 5 Thông tư số 08/2017/TT-BCA.
- Việc cập nhật, bổ sung các nội dung về PCCC và CNCH đã được kiểm tra kiến nghị (biên bản tự kiểm tra, kế hoạch, báo cáo kết quả thực tập phương án, Biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý, báo cáo thay đổi về PCCC…).
1.1.3. Kiểm tra, hướng dẫn về điều kiện về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
a) Giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy:
- Đường giao thông dành cho chữa cháy (từ bên ngoài vào, bên trong cơ sở) có đáp ứng quy định không: Chiều rộng đường, chiều cao từ mặt đường lên phía trên, bãi đỗ xe chưa cháy; bãi quay xe....
- Nguồn nước dự trữ chữa cháy có đáp ứng quy định không: Không có nguồn cấp nước chữa cháy ngoài nhà hoặc có Trụ cấp nước chữa cháy ngoài nhà, bảo đảm không (có bị tháo, che lấp, mất tác dụng, hỏng không)
- Khoảng cách giữa các hạng mục trong cơ sở và khoảng cách đến cơ sở có đáp ứng quy định không.
b) Mặt bằng công năng sử dụng: Không/duy trì theo mặt bằng, công năng sử dụng theo thiết kế được phê duyệt (có cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng không)
c) Ngăn cháy lan:
- Các gian phòng có công năng khác nhau, gian phòng kỹ thuật: Có đáp ứng việc ngăn cháy lan với khu vực xung quanh theo quy định không (tường, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy của gian phòng)
+ Tường, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và giải pháp ngăn cháy lan giữa các khoang cháy trong nhà: Có đáp ứng theo quy định không; có bị phá, rỡ một phần tường, vách; giải pháp ngăn cháy bị mất tác dụng không.
+ Tại vị trí các kênh, giếng, trục kỹ thuật, mương cáp điện…. đi xuyên qua tường, sàn ngăn cháy: Có được chèn, bịt bằng vật liệu ngăn cháy không.
+ Việc bố trí, sắp xếp phương tiện, vật tư, hàng hóa trong khu vực gara, kinh doanh, quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, sinh lửa, sinh nhiệt: Có đáp ứng yêu cầu ngăn cháy lan theo quy định không.
d) Thoát nạn:
- Số lối thoát nạn, cửa ra thoát nạn (loại cửa, hướng mở cửa) tại các gian phòng công cộng, tầng nhà; lối ra thoát nạn tại tầng hầm, tầng nửa hầm và lối ra thoát nạn qua cầu thang bộ tại tầng 1 (thoát trực tiếp ra ngoài, qua sảnh chung...): Có đáp ứng theo quy định ngăn cháy, ngăn khói không.
- Hành lang, đường thoát nạn (có để vật cản làm giảm chiều rộng hành lang; bậc, gờ trên hành lang ảnh hưởng đến thoát nạn; trang trí, lắp đặt thêm vật liệu trang trí là loại cháy được; có bị phá, dỡ một phần tường, vách không): Có đáp ứng theo quy định không.
- Cầu thang bộ, buồng thang bộ thoát nạn: Có đáp ứng yêu cầu về ngăn cháy lan, ngăn khói, kích thước của cửa đi vào cầu thang bộ, chiều rộng, chiều cao của bậc thang; chiều rộng vế thang... theo quy định không.
- Bố thiết bị, vật tư, hàng hóa trong khu vực kinh doanh, kho chứa; phương tiện tại gara để xe: Có trở đường, lối thoát nạn không.
đ) Hệ thống, phương tiện PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác:
Việc trang bị hệ thống, phương tiện PCCC: Có trang bị đáp ứng quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không (TCVN 3890, TCVN 5738, TCVN 7336, QCVN 06/BXD...). Đối với những cơ sở phải trang bị hệ thống, phương tiện PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác, thực hiện kiểm tra các hệ thống theo một số nội dung cơ bản sau:
- Hệ thống báo cháy tự động: Có bố trí, lắp đặt bảo đảm đủ số lượng đầu báo cháy, nút ấn, còi đèn báo cháy tại các gian phòng, hành lang, khu vực công cộng của nhà có bảo đảm quy định không; có thay đổi so với đợt kiểm tra trước không; kiểm tra, đánh giá tình trạng, thử nghiệm hoạt động của các thiết bị báo cháy theo khu vực, gian phòng, tầng nhà….
- Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà: Có bố trí, lắp đặt họng nước chữa, lăng, vòi cháy tại các tầng của nhà có bảo đảm quy định không; có thay đổi so với đợt kiểm tra trước không; kiểm tra, đánh giá tình trạng họng nước chữa cháy trong nhà.
- Hệ thống chữa cháy sprinkler tự động: Các đầu phun chữa cháy có duy trì đúng vị trí theo quy định của quy chuẩn (có bị tháo, che lấp, mất tác dụng, hỏng không). Kiểm tra, đánh giá tình trạng của van khóa trên đường ống chính, ống nhánh, van báo động của hệ thống Sprinkler (Alarm valve)/van điều khiển của hệ thống màn nước… có duy trì đúng vị trí theo quy định của quy chuẩn.
- Trạm bơm chữa cháy: Có đáp ứng theo quy định không (yêu cầu kỹ thuật đối với trạm bơm; số lượng và thông số kỹ thuật của máy bơm có đáp ứng yêu cầu cấp nước cho các hệ thống chữa cháy không; việc lắp đặt, duy trì chế độ hoạt động của máy bơm; niêm yết quy trình vận hành, trang bị đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn, phương tiện chữa cháy...); thử nghiệm hoạt động của của máy bơm ở các chế độ cài đặt, chế độ mất nguồn điện lưới.
- Hệ thống đèn chỉ dẫn thoát nạn và chiếu sáng sự cố: Có lắp đặt đủ số lượng, đúng vị trí, bảo đảm chỉ đúng hướng thoát nạn; có bị tháo, che lấp, mất tác dụng, hỏng không; thử nghiệm hoạt động của đèn.
- Bình chữa cháy, phương tiện phá dỡ thô sơ: Có trang bị đáp ứng yêu cầu về diện tích bảo vệ, khoảng cách di chuyển của bình chữa cháy không; có đảm bảo thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn quy định không; có dịch chuyển, che lấp, mất tác dụng, hỏng không.
- Niêm yết nội quy PCCC và CNCH: Có niêm yết nội quy PCCC và CNCH do người đứng đầu cơ sở ban hành tại các khu vực, vị trí bảo đảm theo quy định (có bị che lấp, mất tác dụng, hỏng không)
- Hệ thống điện: Có lắp đặt, duy trì nguồn điện cấp cho các hệ thống PCCC, hệ thống kỹ thuật có liên quan (hút khói, điều áp...) không.
- Lực lượng PCCC tại chỗ: Có bố trí, thành lập, phân công lực lượng, phương tiện PCCC và CNCH của đội PCCC cơ sở trực tại cơ sở không; lực lượng PCCC tại chỗ có nắm rõ quy trình xử lý sự cố cháy, nổ, sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy được trang bị tại cơ sở không. Tổ chức thực tập 01 tình huống cháy giả định theo phương án đã được phê duyệt.
- Hệ thống kỹ thuật khác: Hệ thống thông gió, hút khói, điều áp, hệ thống LPG... (nếu có): Có đáp ứng theo quy định không; thử nghiệm hoạt động hệ thống trên (đối với hệ thống LPG thử nghiệm đầu báo dò khí LPG và việc kết nối liên động ngắt van điện từ của hệ thống).
1.2. Nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao thuộc danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC quy định tại Phụ lục I Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, lưu ý một số nội dung sau:
1.2.1. Tập trung rà soát kiểm tra các trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ. Lưu ý một số loại sau:
- Chất rắn dễ cháy: Pháo hoa; sản phẩm từ cao su, nhựa, giấy, bông vải sợi…
- Chất lỏng dễ cháy: Xăng, dầu, dung môi, sơn, keo dán, ma tít, dung dịch ngâm tẩm và hóa chất dễ cháy.
- Chất khí dễ cháy: LPG, chất khí dễ cháy khác thuộc danh mục hàng hóa nguy hiểm.
(Tham khảo danh mục hàng hóa nguy hiểm tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP)
1.2.2. Thực hiện kiểm tra các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP gồm:
- Trách nhiệm của chủ hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
- Điều kiện an toàn PCCC nhà ở sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 2 hoặc khoản 4, Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
2. Nội dung kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH đối với nhà ở nhiều căn hộ
2.1. Nhà ở nhiều căn hộ không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu là nhà chung cư theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 [1] và quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 99/2015-NĐ-CP ngày 20/10/2015 [2] không thuộc danh mục cơ sở thuộc diện quản về PCCC tại Phụ lục I Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
2.2. Nội dung kiểm tra gồm:
2.2.1. Việc thực hiện trách nhiệm của chủ hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong hộ gia đình (khoản 3a và 3b Luật PCCC);
2.2.2. Thực hiện và duy trì các điều kiện an toàn PCCC đối với hộ gia đình theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
2.2.3. Một số yêu cầu kỹ thuật về an toàn cháy được kiểm tra, đánh giá theo tiêu chí đối với nhà có đặc điểm sử dụng tương tự nhà chung cư quy định tại QCVN 06:/BXD [3] và trang bị phương tiện PCCC theo TCVN 3890 [4].
[1] “Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh”.
[2] “Đối với nhà ở riêng lẻ được xây dựng có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng có từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng), có diện tích sàn tối thiểu mỗi căn hộ từ 30 m2 trở lên và nhà ở này đáp ứng các điều kiện về nhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật Nhà ở thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó”.
[3] Thời gian áp dụng QCVN 06:2010/BXD từ ngày 17/9/2010 đến trước ngày 01/7/2020; QCVN 06:2020/BXD từ ngày 01/7/2020 đến trước ngày 05/7/2021; QCVN 06:2021/BXD từ ngày 05/7/2021 đến trước ngày 16/01/2023; QCVN 06:2022/BXD từ ngày 16/01/2023 đến nay;
[4] Thời gian áp dụng TCVN 3890:2009 từ ngày 01/12/2009 đến trước ngày 28/02/2023; TCVN 3890:2023 từ ngày 28/02/2023 đến nay.
Công an quận