Truy cập nội dung luôn
TỔNG QUAN
TIN TỨC - SỰ KIỆN








Thông kê truy cập Thông kê truy cập

Đang online: 4303
Lượt truy cập trong tuần: 16165
Lượt truy cập trong tháng: 16165
Lượt truy cập trong năm: 202104
Tổng số truy cập: 3403066

VĂN MINH THANH LỊCH VĂN MINH THANH LỊCH

Bệnh ho gà và cách phòng chống
Ngày đăng 05/08/2019 | 11:00  | Lượt xem: 356

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa lạnh  nhất là mùa đông xuân, mang tính lưu hành địa phương. Mọi lứa tuổi, giới, dân tộc, vùng địa lý đều có thể bị ho gà, nhưng chủ yếu là trẻ em 1-6 tuổi. Trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng. Sau khi bị bệnh ho gà bệnh nhân có miễn dịch bền vững, rất hiếm khi mắc lại.

Ho gà là 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp do trực khuẩn ho gà thuộc họ Pavrobacteriaceae gây nên

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa lạnh  nhất là mùa đông xuân, mang tính lưu hành địa phương. Mọi lứa tuổi, giới, dân tộc, vùng địa lý đều có thể bị ho gà, nhưng chủ yếu là trẻ em 1-6 tuổi. Trẻ càng ít tuổi bệnh càng nặng. Sau khi bị bệnh ho gà bệnh nhân có miễn dịch bền vững, rất hiếm khi mắc lại.

    Đường lây

Bệnh lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn có trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người lành. Phạm vi lây trong khoảng dưới 3 mét.   

    Triệu chứng

- Thời kì ủ bệnh: thường kéo dài khoảng từ 7-14 ngày. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ,có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn, chảy nước mũi, sốt nhẹ (thường nhẹ trong suốt quá trình bệnh),  ho nhẹ hoặc húng hắng, ngừng thở – tạm dừng hô hấp (ở trẻ sơ sinh)

- Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng điển hình/kinh điển của ho gà xuất hiện bao gồm:

+ Nhiều cơn ho nhanh theo sau bởi tiếng rít the thé

+ Nôn mửa

+ Kiệt sức (rất mệt) sau mỗi cơn ho

Tiến triển của bệnh
+ Những cơn ho có thể xuất hiện liên tục trong ít nhất 10 tuần.

    Biến chứng

Ho gà có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi đe dọa tính mạng ở sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại các biến trứng nguy hiểm như:

+ Viêm phổi, Xẹp phổi. Viêm Phổi là biến chứng thường hay gặp nhất, thường xảy ra vào tuần thứ 2, thứ 3 của giai đoạn ho cơn.

+ Loét hàm lưỡi, vỡ cơ hoành, thoát vị rốn, thoát vị bẹn, sa trực tràng, tụ máu dưới kết mạc, bầm tím dưới mí mắt và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ.

    Phòng bệnh

Cũng giống như nhiều bệnh về đường hô hấp, bệnh ho gà lây lan qua ho và hắt hơi khi tiếp xúc gần gũi với người khác, sau đó họ hít phải vi khuẩn ho gà. Thực hành vệ sinh tốt luôn được khuyến cáo để dự phòng sự lây lan của bệnh lý đường hô hấp này:

- Che miệng và mũi bằng khan giấy khi ho và hắt hơi

- Bỏ khan giấy đã dùng vào thùng rác

- Nếu bạn không có khan giấy, thì ho hoặc hắt hơn vào tay áo trên hoặc khuỷu tay của bạn, không ho hoặc hắt hơn vào bàn tay bạn

- Rửa bàn tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong tối thiểu 20 giây

- Nếu không có xà phòng và nước thì chà xát bàn tay bằng cồn.

- Dùng riêng đồ dùng cá nhân với người bị bệnh.

- Phát hiện và cách ly sớm cho những trường hợp nghi ngờ bị ho gà trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình.

- Khi tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang, vệ sinh phòng ở, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.

- Khi phát hiện thấy có các biểu hiện của bệnh chúng ta nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

- Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng bệnh.

Ban biên tập

nguồn phòng VH&TT quận