Skip to Content
TỔNG QUAN
TIN TỨC - SỰ KIỆN









Visitor Tracking Visitor Tracking

User Online: 556
Access in week: 50
Access in month: 126805
Access in year: 219770
Total visited: 2969726

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số điển hình tại các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội
Publish date 22/12/2023 | 18:00  | Lượt xem: 68

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 310/KH-UBND về triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số điển hình tại các cơ quan nhà nước Thành phố.

Theo đó, mục đích của Kế hoạch nhằm thí điểm triển khai, áp dụng một số mô hình trong chuyển đổi số phù hợp đặc thù của từng địa phương, đơn vị.

Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của địa phương, đơn vị; bảo đảm triển khai phù hợp, hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo Kế hoạch, mô hình chuyển đổi số điển hình triển khai tại Sở Giao thông Vận tải, Cục Thuế Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị, UBND các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Long Biên, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ba Vì, Ứng Hòa, Mê Linh, Đan Phượng, Thanh Oai, Phú Xuyên.

Cụ thể, Sở Giao thông Vận tải triển khai hệ thống vé điện tử liên thông đa phương thức cho vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố.

Cục Thuế Hà Nội thực hiện 3 mô hình: “Chuẩn hóa mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân làm công ăn lương, người phụ thuộc theo Đề án 06 của Chính phủ và chỉ đạo của Tổng cục Thuế, cập nhật vào ứng dụng quản lý thuế tập trung, tiến tới sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế”; “Xây dựng bản đồ hộ cá nhân kinh doanh phục vụ công tác quản lý thuế trên ứng dụng Etax Mobile”; “Phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu”.

Về chính quyền số, Thành phố thí điểm triển khai mô hình 100% hộ kinh doanh cá thể nộp thuế điện tử qua app eTax Mobile theo hướng dẫn của ngành thuế trên địa bàn UBND các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Long Biên, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thanh Oai.

Đồng thời triển khai mô hình: Chi trả trợ cấp xã hội không dùng tiền mặt tại địa bàn UBND các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Long Biên, Mỹ Đức (tại thị trấn Đại Nghĩa, Xã An Phú), Chương Mỹ (tại thị trấn Xuân Mai), Ba Vì, Phú Xuyên (xã Hồng Minh, Phúc Tiến, Đại Xuyên huyện Phú Xuyên), Thanh Oai. Thí điểm mô hình: “Xã chuyển đổi số điển hình” tại xã Song Phượng, huyện Đan Phượng.

Thành phố lựa chọn quận Long Biên để thí điểm 3 mô hình về chuyển đổi số gồm: “Cơ quan chuyển đổi số”, “Bộ phận Một cửa hiện đại - chia sẻ - hỗ trợ”, “Chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước các lĩnh vực” tại các cơ quan nhà nước của quận. Quận Long Biên cũng được giao thực hiện mô hình nhiều mô hình về chuyển đổi số, trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thanh toán không dùng tiền mặt.

Huyện Thanh Oai thực hiện thí điểm số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, số hóa lưu trữ tài liệu, số hóa sổ hộ tịch; triển khai mô hình thu học phí không dùng tiền mặt, cấp chữ ký số cho viên chức ngành giáo dục; ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt quét mã QR, ứng dụng đánh giá chất lượng các sản phẩm tại chợ.

Huyện Ứng Hòa triển khai giải pháp quản lý, trao đổi tình hình học tập giữa phụ huynh và nhà trường tại các trường học trên địa bàn huyện; nền tảng ứng dụng thực tế ảo (VR/AR) quảng bá di sản văn hóa huyện.

Huyện Mỹ Đức thực hiện mô hình trường học thông minh tại trường Tiểu học và THCS; triển khai các khu chợ thông minh, ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, truy xuất nguồn gốc thức phẩm, ứng dụng đánh giá chất lượng thực phẩm của các gian hàng tại các thị trấn Chúc Sơn, thị trấn Xuân Mai, Đại Nghĩa; nền tảng ứng dụng thực tế ảo (VR/AR) quảng bá di sản văn hóa huyện.

Huyện Phú Xuyên thực hiện mô hình trường học số (lữu trữ hồ sơ trường trên hệ thống lữu trữ điện toán đám mây, đăng kí và sử dụng chữ ký số trong xác nhận hồ sơ) tại các trường Mầm non, Tiểu học và THCS; triển khai các gian hàng làng nghề truyền thống trên sàn thương mại điện tử; triển khai khu chợ thông minh, trong đó ứng dụng không dùng tiền mặt (tại thị trấn Phú Xuyên).

Huyện Mê Linh triển khai nền tảng khám chữa bệnh từ xa; nền tảng, ứng dụng thực tế ảo tại các di tích; diễn đàn mang tính chất giải trí phục vụ người dân địa phương; triển khai gian hàng mang thương hiệu của địa phương trên sàn thương mại điện tử nổi tiếng.

Huyện Ba Vì triển khai xây dựng nền tảng số văn hóa tại các di tích, di sản trên địa bàn; ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, truy xuất nguồn gốc thức phẩm, sàn thương mại điện tử.

Huyện Chương Mỹ triển khai nền tảng quản lý các bộ quy trình chuẩn đối với chăn nuôi và trồng trọt, hình thành bộ dữ liệu để nông dân khai thác sử dụng mang lại hiệu quả cao; triển khai các khu chợ thông minh, ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, truy xuất nguồn gốc thức phẩm, ứng dụng đánh giá chất lượng thực phẩm các xã Hồng Sơn, Phúc Lâm, Hương Sơn…

Cùng với đó, thành phố cũng giao các huyện Chương Mỹ, Phú Xuyên, Ba Vì (tại thị trấn Tây Đằng, xã Vạn Thắng), Ứng Hòa (ở một số thôn khó khăn) triển khai hạ tầng mạng không dây, internet miễn phí phục vụ người dân…

Để thực hiện kế hoạch, Thành phố thực hiện đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; xây dựng chính sách thu hút, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hỗ trợ chính quyền địa phương triển khai chuyển đổi số bằng các hình thức xã hội hóa.

Bên cạnh đó, huy động tối đa hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng, vai trò của đoàn viên thành niên trong các hoạt động về tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số; các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ triển khai. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành về chuyển đổi số một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong xây dựng phát triển chính quyền số, xã hội số, kinh tế số; ưu tiên tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, chuyển đổi số...

Chi tiết Kế hoạch xem tại đây./.

Phòng Văn hóa và Thông tin quận